Đắk Lắk Tiềm năng và cơ hội đầu tư

  1. Tổng quan về địa phương

  • Tên, vị trí địa lý, bản đồ tỉnh

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý  từ 107028'57"- 108059'37" độ kinh Đông và  từ 1209'45" – 13025'06" độ vĩ Bắc.

+ Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Phú Yên;

+ Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai;              

+ Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng;

+ Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông và Vương quốc Campuchia.

Là tỉnh có đường biên giới dài hơn 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên.

- Địa hình: Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, là một cao nguyên rộng lớn, địa hình dốc thoải, lượn sóng, khá bằng phẳng xen kẽ với các đồng bằng thấp ven theo các sông chính. Địa hình của tỉnh có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Độ cao trung bình từ 400 m – 800 m so với mặt nước biển

  • Con người
  • Dân số: 1,8 triệu người
  • Lực lượng lao động: 1.128.108 người
  • Lực lượng lao động qua đào tạo: 400.000 người.
  • Chỉ số kinh tế năm 2016

- Giá trị tổng sản phẩm xã hội (GRDP): 68.908 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2015.

- Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm - thủy sản đạt 44,81%; Công nghiệp - xây dựng đạt 14,48%; Dịch vụ đạt 38,68%. Thuế SP (trừ trợ cấp SP) đạt 2,03%.

- Kim ngạch xuất – nhập khẩu: 550 triệu USD.

- Kim ngạch nhập khẩu: 16 triệu USD.

- Thu nhập bình quân đầu người: 36,7 triệu đồng.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội: 17.009 tỷ đồng.

- Tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên địa bàn: 53.050 tỷ đồng.

  •  Thành tựu nổi bật của tỉnh từ năm 2012 – 2016: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI):

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Xếp hạng

36

38

30

23

28

Điểm số

55.94

57.13

58.76

59

58.62

  • Hoạt động đầu tư/kinh doanh:

- Thu hút dự án FDI: 12 dự án với tổng vốn đăng ký 118,89 triệu USD.

- Xuất khẩu: Cà phê, cao su, hồ tiêu, mật ong, ca cao. Trong đó mặt hàng cà phê chiếm 80% tổng kim ngạch xuất khẩu.

- Nhập khẩu: Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp như: phân bón, hóa chất, hạt nhựa PE...

  • Cơ sở hạ tầng và kết nối

- Giao thông đường bộ: Có Quốc lộ 14 đi thành phố Hồ Chí Minh (cách TP Hồ Chí Minh 350km), đi Gia Lai (cách TP. Pleiku 190km), và nối với đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Kon Tum, Quốc lộ 26 đi Khánh Hòa (cách thành phố Nha Trang 180km); Quốc lộ 27 đi Lâm Đồng (cách thành phố Đà Lạt 185km) và Quốc lộ 29 đi Phú Yên (185 km).

- Đường hàng không: Sân bay Buôn Ma Thuột nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 7 km về phía Đông Nam, với các tuyến bay trực tiếp hàng ngày đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vinh, Hải Phòng, Phú Quốc đáp ứng nhu cầu đi lại của du khách và nhà đầu tư.

- Điện: Đã hòa mạng điện lưới quốc gia ở 100% số huyện; Hệ thống điện của tỉnh đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của doanh nghiệp.

- Nước: Nước có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung sinh hoạt của người dân tại thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và trung tâm các huyện.

- Bưu chính viễn thông: Hệ thống điện thoại đã phủ khắp tỉnh. Đường truyền internet tốc độ cao cũng đã có ở tất cả các huyện, xã.

  • Môi trường sống:

Với vị trí nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên vì vậy Đắk Lắk thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, trong những năm qua tỉnh được đánh giá có sức mua lớn nhất khu vực, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các tầng lớp dân cư, du khách đến tham quan và đầu tư tại Đắk Lắk.

2. Lý do đầu tư vào tỉnh:

Nằm ở vị trí trung tâm vùng Tây Nguyên, Đắk Lắk sở hữu vị trí địa lý chiến lược về kinh tế, quốc phòng - an ninh cùng hệ thống giao thông thuận lợi, kết nối dễ dàng với các tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ và Đông Nam bộ. Lợi thế này cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn nhân lực trẻ dồi dào nhanh chóng đưa Đắk Lắk trở thành điểm dừng chân lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đắk Lắk có diện tích tự nhiên đứng thứ 4 cả nước, trong đó có gần 5.400 km2 diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Đa số là đất bazan màu mỡ, rất phù hợp để phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế, sản lượng cao hàng năm như cà phê, cao su, hồ tiêu, bơ, sầu riêng, xoài… Nổi bật nhất là cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới. Ngoài các sản phẩm trên, Đắk Lắk còn có thế mạnh về ngô lai, mật ong, sắn, mía. Tỉnh đang chú trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu cũng như phát huy hiệu quả tối đa trong sản xuất nông nghiệp nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại.

 - Tài nguyên rừng: Đắk Lắk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn nhất nước, toàn tỉnh có hơn 600.000ha đất lâm nghiệp. Trữ lượng gỗ đạt hơn 50 triệu m3 với nhiều chủng loại gỗ quý rất thuận lợi cho việc chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ.

 - Tài nguyên mặt nước: Với hệ thống ao, hồ, sông, suối đa dạng và rộng lớn như Hồ Lắk, Ea Súp, Đắk Minh, Ea Kao...Tổng diện tích mặt nước trên 50.000 ha, thuận lợi phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản.

  - Tài nguyên khoáng sản: Đắk Lắk có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng khác nhau, trong đó một số loại khoáng sản đã được xác định là: sét cao lanh với trữ lượng ước tính khoảng 60 triệu tấn, phân bố ở M’Đrắk, Buôn Ma Thuột; sét gạch phân bố ở Krông Ana, M’Đrăk và nhiều nơi trong tỉnh.  Ngoài ra, có nhiều loại khoáng sản khác như Vàng (Ea Kar), chì (Ea H’leo), phốt pho (Buôn Đôn), than bùn (Cư M’Gar), đá quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng…được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh, thích hợp để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến.

 - Tài nguyên du lịch: Du lịch Đắk Lắk đang có lợi thế với nhiều địa danh cho phép khai thác theo hướng kết hợp du lịch cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh như Hồ Lắk, Thác Dray Nur, Khu du lịch Buôn Đôn, Khu du lịch Kotam, Khu du lịch sinh thái sân golf hồ Ea Kao... Đặc biệt, Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột được định kỳ tổ chức 02 năm một lần, thu hút hàng chục nghìn du khách trong mỗi kỳ tổ chức.

- Năng lượng: Đắk Lắk là một trong những địa phương được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời cao trong bản đồ bức xạ mặt trời thế giới, tập trung ở 02 huyện Ea Súp và Buôn Đôn; số giờ nắng cao, đạt từ 2.000 - 2.600 giờ/năm.Điện gió cũng là một thế mạnh của tỉnh với tổng công suất quy hoạch là 1.452MW, tập trung tại các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk và thị xã Buôn Hồ.

- Khu, cụm công nghiệp: Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk có 01 khu công nghiệp và 07 cụm công nghiệp đang hoạt động; ngoài ra còn có 01 Khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp đang chuẩn bị đầu tư, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư.

3. Cơ hội đầu tư - kinh doanh

  • Kế hoạch phát triển kinh tế  của tỉnh

Thực hiện tái cơ cấu, tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Bảo đảm ổn định, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thực hiện tốt an sinh xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường. Ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước; giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, xúc tiến đầu tư, hiệu lực bộ máy quản lý nhà nước (theo Báo cáo Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh năm 2016 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2017)

  • Ngành kinh tế trọng điểm khuyến khích đầu tư  (tối đa 5)

- Nông nghiệp hướng đến phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất tập trung quy mô lớn, công nghiệp hóa hiện đại hóa. Về chăn nuôi thì khuyến khích các dự án chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm.

- Công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế biến sản phẩm nông lâm thủy sản, năng lượng tái tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn.

- Du lịch tập trung thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao, du lịch sinh thái, đầu tư hệ thống khách sạn tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao.

- Thương mại dịch vụ tăng cường thu hút đầu tư xây dựng và kinh doanh các siêu thị, trung tâm thương mại.

- Giáo dục - đào tạo hướng đến xây dựng mới các trường, các trung tâm giáo dục đào tạo mang tính cấp vùng, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại, phát triển đội ngũ giảng viên có chuyên môn nghiệp vụ cao.

  • Các địa bàn kêu gọi đầu tư chính:

Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Cư M’gar, huyện Buôn Đôn, thị xã Buôn Hồ, huyện Lắk, huyện Krông Bông, huyện Ea H’leo.

  • Ưu đãi khuyến khích đầu tư chính của tỉnh

Về đất đai

Nhà đầu tư sẽ được hưởng ưu đãi đầu tư theo chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định số 01/2016/QĐ-UBND ngày 06/01/2016 ban hành quy định về miễn, giảm tiền thuê đất đối với dự án xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh, cụ thể như:

Địa điểm

Tiền sử dụng đất

Các phường thuộc thành phố Buôn Ma Thuột

Miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 70% tiền thuê trong thời gian còn lại

Các xã thuộc thành phố Buôn Ma Thuột

Miễn 25 năm tiền thuê đất và giảm 85% tiền thuê trong thời gian còn lại

Các huyện, thị xã Buôn Hồ

Miễn 100%

Miễn tiền thuê đất, mặt nước kể từ ngày dự án hoạt động

Địa điểm

Lĩnh vực đầu tư

Số năm được miễn

Thành phố Buôn Ma Thuột

Không thuộc lĩnh vực ưu đãi

7

Ưu đãi đầu tư

11

Đặc biệt ưu đãi đầu tư

15

Các huyện, thị xã Buôn Hồ

Không thuộc lĩnh vực ưu đãi

11

Ưu đãi đầu tư

15

Đặc biệt ưu đãi đầu tư

Toàn bộ thời gian thuê

Về thuế

Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Địa điểm

Miễn, giảm thuế

Thuế suất

Các huyện, thị xã Buôn Hồ

Miễn 04 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% trong 09 năm tiếp theo

Áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm

Thành phố Buôn Ma Thuột

Miễn 02 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, giảm 50% trong 04 năm tiếp theo

Áp dụng thuế suất 17% trong 15 năm

Thuế nhập khẩu

Miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa để thực hiện dự án tại Đắk Lắk. 

4. Môi trường đầu tư/kinh doanh

Lãnh đạo tỉnh ý thức được rằng bên cạnh tiềm năng và những ưu đãi, thì sự minh bạch, đáng tin cậy của cơ quan công quyền ở địa phương đóng góp không nhỏ vào sự thành công của các dự án đầu tư. Do đó tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý và môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư, đồng thời nỗ lực thực hiện công tác cải cách hành chính để tạo bước đột phá trong cung ứng dịch vụ công và thu hút đầu tư.

  • Quy định về đầu tư/kinh doanh

Thủ tục thực hiện dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thực hiện theo quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-UBND ngày 7/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Địa chỉ liên hệ cơ quan xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch của tỉnh

  1. Trung tâm xúc tiến Đầu tư Đắk Lắk – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk
  1. Trung tâm xúc tiến Du lịch Đắk Lắk – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk
  • Địa chỉ: 09 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
  • Điện thoại: 0262.3517779
  • Email: daktip@vnn.vn
  • Website: http://daktip.vn/
  1. Trung tâm xúc tiến Thương mại Đắk Lắk – Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk
  1. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Đắk Lắk
  • Địa chỉ: 09 Nguyễn Tất Thành, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
  • Điện thoại: 0262.3825999 – 0262.3827999
  • Fax: 0262.3830999
  • Website: http://hiephoidoanhnghiepdaklak.com.vn

Ý kiến của bạn

Ý kiến bạn đọc (0)

Follow

Tài sản được xem nhiều nhất

Responsive Image
Responsive Image
Responsive Image

Đơn vị hợp tác